Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đã được quy hoạch xây dựng và dự kiến đưa vào hoạt động trước năm 2021. Vậy tình hình xây dựng hiện như thế nào?
Tiến độ xây dựng dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được coi là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm các tỉnh phía Nam với thành phố Đà Lạt. Tuyến đường được tất cả mọi người dân mong chờ và quan tâm ngay từ khi bắt đầu quy hoạch. Vậy quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương như thế nào, vị trí cao tốc cụ thể ở đâu,…Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tiết lộ thông tin quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Bộ Giao thông Vận Tải đã có thông tin về việc triển khai khởi công cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chính thức với tổng chiều dài hơn 200 km. Tuyến đường bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, thuộc tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng. Dự án dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trước năm 2021.
Cập nhập các dự án bán căn hộ Thủ Thiêm
Bản đồ quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nằm trong quy hoạch phát triển chung hệ thống đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020. Sau khi đi vào hoạt động, cao tốc toàn tuyến sẽ có 4 làn xe đạt tiêu chuẩn loại A về đường cao tốc, các xe có thể di chuyển đạt vận tốc lên đến 100 km/giờ.
Dự án Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương Đà Lạt có tổng số vốn đầu tư lên đến 65.000 tỷ đồng được huy động từ 2 hình thức: cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và BOT cho địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.
Khởi công Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương như thế nào?
Quy hoạch cao tốc Dầu Giây -Liên Khương được chia làm 03 giai đoạn đầu tư và xây dựng:
Giai đoạn 1: Bắt đầu là Dầu Giây – Tân Phú
Đoạn đường cao tốc có chiều dài khoảng 60 km, với tổng diện tích sử dụng đất 460 ha đi qua địa bàn của 4 huyện bao gồm: Ðịnh Quán (160 ha), Xuân Lộc (16 ha), Thống Nhất (64 ha) và nhiều nhất là Tân Phú (220 ha).
Giai đoạn 2: Tân Phú – Bảo Lộc
Đoạn đường với chiều dài 66 km đi qua 2 tỉnh Lâm Đồng – Đồng Nai. Tổng kinh phí xây dựng giai đoạn này lên đến 17.000 tỉ đồng và hình thức là vay vốn từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
THỦ TỤC HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN MỚI NHẤT 2022
Giai đoạn 3: Giai đoạn cuối cùng là Bảo Lộc – Liên Khương
Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án, với tổng chiều dài 73 km cùng số vốn đầu tư lên đến 13.000 tỉ đồng. Hiện, hồ sơ đề xuất xây dựng dự án đã hoàn thành cơ bản nhưng chưa phê duyệt do nguồn vốn chưa được cân đối.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mang lại những ý nghĩa gì?
Có thể khẳng định, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:
Rút ngắn tối đa khoảng cách, thời gian di chuyển
Khi hoàn thiện cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ trở thành tuyến đường trọng điểm, giúp giảm tải lưu lượng xe cho quốc lộ 20. Đồng thời, tuyến đường đồng bộ với hệ thống đường cao tốc Tp. HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Tuyến đường sẽ giúp rút thời gian di chuyển từ Tp. HCM đến Bảo Lộc xuống còn khoảng 2 giờ và từ Đà Lạt đến Bảo Lộc chỉ mất 1. Thời gian di chuyển này so với việc di chuyển trên quốc lộ 20 đã giảm đi một nửa.
Cập nhật các công trình tiêu biểu tại Thủ Thiêm hot nhất mà nhà đầu tư không nên bỏ qua
Tuyến cao tốc còn là động lực phát triển kinh tế trọng điểm cho 2 vùng: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, vừa có vai trò kết nối giao thông giữa các vùng. Điều này cũng tạo ra lợi thế để phát triển cho ngành du lịch nơi đây, đẩy mạnh trao đổi kinh tế với các thành phố kinh tế lớn như Đà Lạt – Nha Trang – Tp.HCM.
Thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ nhất
Khi hoàn thiện, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch cho các tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên.
Dự án cao tốc Dầu Giây sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến các tỉnh ở Tây Nguyên như: Đắk Nông, Đắk Lắk. Chính vì lý do này đã làm tăng khả năng thu hút khách du lịch từ các tỉnh Nam Bộ một cách nhanh chóng. Không những vậy, dự án còn tạo ra tam giác du lịch Tp. HCM - Nha Trang – Đà Lạt được hình thành và phát triển rất mạnh mẽ.
Điểm tựa tạo bước tiến xa trong phát triển kinh tế - xã hội
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương khi vào hoạt động sẽ giảm rất nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như thời gian vận chuyển về các khu vực có đường cao tốc chạy qua.
Đặc biệt đối với sản phẩm của các ngành nông nghiệp, sẽ đảm bảo được chất lượng và độ tươi ngon khi vận chuyển từ Đà Lạt xuống TP. HCM và các tỉnh lân cận khác. Từ đó, nhu cầu tiêu thụ, trao đổi hàng hoá cũng tăng lên tại bước đệm cho phát triển kinh tế. Cùng với đó là ngành du lịch – dịch vụ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ giúp phát triển kinh tế cho khu vực.
Khơi dòng chảy vốn từ các nhà đầu tư
Giá trị hạ tầng kết nối được nâng cấp tạo cơ hội để mở rộng phát triển kinh tế về mọi mặt của địa phương. Đây là điểm mạnh để giúp nâng cao giá trị khu vực trên bản đồ đầu tư, giá trị đầu tư trước mắt ở đây là về thị trường bất động sản. Việc mở đường kết nối giao thông trọng điểm sẽ tạo ra những tiềm năng kinh tế đồng thời cũng giúp là khơi dòng chảy vốn từ các nhà đầu tư.
KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM – TOP DỰ ÁN ĐƯỢC NHÀ ĐẦU TƯ SĂN ĐÓN
Đi cùng với dịch vụ du lịch Đà Lạt – điểm luôn thu hút mạnh mẽ các dòng khách du lịch trên bản đồ du lịch Việt Nam sẽ tạo tiền đề để có những bước tiến xa hơn trong tương lai.
Theo dõi tiến độ dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương
Hiện tiến độ dự án được đánh giá thông qua tiến độ của từng giai đoạn cụ thể. Dưới đây là cụ thể tiến độ dự án cao tốc Dầu Dây – Liên Khương.
Cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương
Ngày 23/03/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu tính khả thi dự án tuyến đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương. Đây là dự án thuộc giai đoạn 3 trong dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương với tổng chiều dài 210 km đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư và xây dựng trong giai đoạn 2020-2025.
Đoạn đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Cừ, Tp. Bảo Lộc và điểm cuối tại cao tốc Liên Khương – Prenn, Đức Trọng.
Giai đoạn này lại được chia làm hai giai đoạn, trong đó:
- Giai đoạn 1- (2022-2025) rộng 17 m với 4 làn xe, vận tốc 80km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn lên đến 12.532 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2 - sau năm 2030, cao tốc rộng gần 25 m, mở rộng ra 8 làn xe, tốc độ khai thác 100km/h và có thêm làn dừng khẩn cấp. Mức chi phí dự kiến đầu tư khoảng 5.420 tỷ đồng.
Cả hai giai đoạn thuộc dự án này đều do liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Trang và nhà đầu tư Tập đoàn T&T đề xuất triển khai xây dựng.
Trong giai đoạn 1 này, nhà nước sẽ hỗ trợ 4.000 tỷ đồng, trong đó 2.500 tỷ đồng từ vốn Trung ương và 1.500 tỷ đồng lấy từ ngân sách địa phương. Riêng đối với giai đoạn 2 thì nhà đầu tư sẽ huy động toàn bộ số vốn này.
Dự án được dự tính sẽ hoàn vốn cho giai đoạn 2 trong 10 năm 7 tháng và giai đoạn 1 trong vòng 17 năm 7 tháng.
UBND tỉnh Lâm Đồng đang đẩy mạnh tiến độ, phấn đấu khởi công cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương vào tháng 11/2022.
Ngày 20/01/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản về việc thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tính khả thi dự án theo phương thức đối tác công tư. Phương án này theo đề nghị của Liên danh nhà đầu tư T&T Group JSC –Phương Thành - FUTA Group.
Dự án đường cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương là giai đoạn 3 thuộc một phần cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, được đầu tư theo phương thức công tư (PPP). Tuyến đường có tổng chiều dài 73,64 km với tổng số vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn vào khoảng 16.407 tỷ đồng.
Vào 09/12/2021, để đảm bảo tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được xây dựng đồng bộ, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục kiến nghị lên Thủ tướng giao cho địa phương thực hiện đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương dưới dạng đối tác công tư (PPP) và đã được đồng ý tại văn bản 1554/TTr-CN ngày 10/11/2021.
Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú
Điểm đầu giai đoạn này trùng với điểm cuối của tuyến đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Hướng tuyến đi qua các huyện Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất và Xuân Lộc.
Ngày 06/09/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký quyết định số 1045/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư và xây dựng dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú - giai đoạn 1 theo phương thức PPP.
Tổng số vốn đầu tư dự kiến của dự án khoảng 8.365,651 tỷ đồng. Phần vốn doanh nghiệp và nhà đầu tư dự án PPP chịu trách nhiệm vào khoảng 7.065,651 tỷ đồng. Trong đó phần vốn nhà nước tham gia góp trong dự án khoảng 1.300 tỷ đồng.
Ngày 27/06/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh triển khai theo quy định pháp luật, phấn đấu khởi công giai đoạn tuyến đường Dầu Giây – Tân Phú trong quý II/2023 và hoàn thành căn bản các dự án trong năm 2026.
Vào ngày 11/06/2022, văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 3627/VPCP – CN gửi lên Bộ Kế hoạch và đầu tư để xin ý kiến chỉ đạo về chủ trương đầu tư dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây – Tân Phú - giai đoạn 1 theo phương thức PPP.
Tiếp đó vào 28/04/2022, Ban quản lý dự án Thăng Long đề nghị Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư và xây dựng dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú -giai đoạn 1, theo loại hợp đồng BOT.
DỰ ÁN SWISS-BELRESIDENCES UPPER EAST SAIGON
Để bảo đảm hiệu quả đầu tư phát triển dự án, ban quản lý dự án Thăng Long kiến nghị đầu tư giai đoạn 1 với quy mô bề rộng nền đường 17 m, gồm 4 làn xe và vận tốc thiết kế 100 km/giờ. Thay vì theo quy hoạch hệ thống đường bộ thời kỳ 2021-2030, quy mô của đoạn đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có bề rộng là hơn 24,75 m.
Dự án có tổng số vốn đầu tư lên đến trên 8.365 tỉ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư trên 7.065 tỉ đồng (gồm 5.652 tỉ đồng vốn vay thương mại và 1.413 tỷ đồng của chủ đầu tư) cùng vốn nhà nước hơn 1.300 tỉ đồng. Dự kiến tăng 200-400 đồng/km/xe tiêu chuẩn sau 2 năm so với mức khởi điểm là 1.700 đồng/km/xe tiêu chuẩn như ban đầu.
Thời gian hoàn vốn của nhà đầu tư đang được dự kiến khoảng 20 năm 3 tháng. Về tiến độ, ban quản lý dự án Thăng Long dự kiến giai đoạn 2021-2022 là chuẩn bị dự án, giai đoạn 2022-2023 là lựa chọn nhà đầu tư, giai đoạn 2022-2023 là giải phóng mặt bằng, tái định cư còn giai đoạn 2023-2025 là thi công xây dựng công trình.
Ngày 09/12/2021, đoạn đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, đã được Bộ Giao thông Vận tải trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m với tổng số vốn đầu tư lên đến 7.717 tỷ đồng.
Tiếp đó ngày 22/10/2021, dự án đã được Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất vào danh mục các dự án đầu tư công. Dự án sử dụng số vốn của Chương trình phục hồi kinh tế bền vững. Hiện UBND các tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải đẩy mạnh triển khai khởi công sớm và hoàn thành trong giai đoạn 2023 – 2025.
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc
Vào ngày 27/06/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai theo quy định pháp luật, phấn đấu khởi công đoạn đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc trong quý II/2023 và dự kiến hoàn thành trong năm 2026.
Tiếp đó vào ngày 25/06/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị lên Chính phủ phê duyệt chủ trương xây dựng và đầu tư cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc theo hình thức đối tác công tư.
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án vào khoảng 16.220 tỷ đồng, với phương án ban đầu 19.500 tỷ đồng đã giảm hơn 3.000 tỷ khi được trình Chính phủ năm 2021. Trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khoảng 1.460 tỷ đồng, ngân sách nhà nước 6.500 tỷ đồng và vốn huy động 8.260 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án đã hợp tác liên danh bao gồm 3 tập đoàn lớn: Tập đoàn Đèo Cả – Công ty Tập đoàn Nam Miền Trung và Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh. Theo thông tin từ lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, dự án đã được giảm tổng vốn xây dựng để thu hút các nhà đầu tư.
Vào ngày 01/01/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành kết luận về việc triển khai dự án tuyến đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có một số nội dung đáng chú ý như sau:
UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Đồng Nai đã thực hiện rà soát và hoàn thiện hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng thuộc đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Dầu Giây – Tân Phú và gửi Bộ NN&PTNT thẩm định trong tháng 01/2022.
Phó Thủ tướng đã bàn giao cho UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện các thủ tục theo quy định, phấn đấu khởi công xây dựng đoạn Tân Phú-Bảo Lộc ngay trong tháng 10 năm 2022 và dự kiến hoàn thành sớm nhất trong năm 2025.
Ngày 29/12/2021, tuyến đường cao tốc thuộc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc, sẽ dự kiến khởi công sớm nhất vào tháng 10/2022. Tuyến đường bắt đầu từ xã Phú Trung, Tân Phú đến đường Nguyễn Văn Cừ, Tp. Bảo Lộc với tổng chiều dài 66 km (55 km thuộc địa phận Lâm Đồng, còn 11km thuộc tỉnh Đồng Nai).
Dự án với quy mô 4 làn ôtô và 2 làn dừng khẩn cấp, với tổng số vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng. Giai đoạn này được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) cùng với đó là sự góp vốn của nhà nước.
Tiếp đó vào 09/12/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc với bề rộng 13,5 m, có 4 làn xe (theo quy mô nền đường 22 m).
Tổng số vốn đầu tư dự án vào khoảng 16.220 tỷ đồng, hiện dự án đã được Hội đồng thẩm định liên ngành thông qua và trình Chính phủ xem xét và ra quyết định phê duyệt vào tháng 6/2021. Hiện UBND tỉnh đã hoàn thành thủ tục hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng có liên quan đến dự án và đợi Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Vào 05/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra văn bản đồng ý về nguyên tắc chuyển giao UBND tỉnh Lâm Đồng. Đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc với tổng chiều dài khoảng 67 km, quy mô gồm 4 làn xe thuộc dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, dự án có tổng mức đầu tư vào khoảng 18.200 tỉ đồng (chưa bao gồm lãi vay) bao gồm:
- Vốn do nhà đầu tư vào khoảng 9.700 tỉ đồng ( dự kiến 5.000 tỉ đồng để thực hiện)
- Vốn thuộc ngân sách Nhà nước dự kiến tham gia được bố trí trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 vào khoảng 9.700 tỉ đồng.
Giai đoạn tuyến đường Tân Phú – Bảo Lộc thuộc giai đoạn 3 của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nằm trong quy hoạch mạng lưới đường b cao tốc Việt Nam giai đoạn 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 326 ngày 1.3.2016 theo định hướng năm 2030.
Trên đây là những thông tin chi tiết về dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Bài viết giúp bạn đọc nắm rõ hơn về các thông tin liên quan đến dự án như: quy hoạch dự án cao tốc dầu Giây – Liên Khương, các giai đoạn thi công của dự án cũng như tiến độ của từng giai đoạn,…Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về tư vấn trên hay cần biết thêm thông tin về dự án. Hãy liên hệ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
XEM THÊM: