Lạm phát là gì? Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Liệu có tác động như thế nào tới sự phát triển của nền kinh tế, xã hội? Các nhà đầu tư có nên mạo hiểm để đầu tư khi lạm phát đang tăng?
Lạm phát là gì? – Các nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?
Lạm phát là thuật ngữ rất quen thuộc, chắc hẳn ai cũng từng nghe qua ít nhất một lần. Thế nhưng hiểu về lạm phát như thế nào cho đúng và làm thế nào để kiểm soát lạm phát? Cùng lắng nghe những chia sẻ chi tiết của chúng tôi qua nội dung bài viết về lạm phát là gì nhé.
Chỉ số lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?
Khái niệm lạm phát
Lạm phát là gì? Lạm phát chính là quá trình mà hàng hóa, dịch vụ tăng mức giá một cách khó kiểm soát và theo đó dẫn đến giá trị của đồng tiền bị mất dần theo kinh tế vĩ mô.” Các chỉ số được dùng để đo lường mức lạm phát bao gồm:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
- Chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI).
Hình dung theo cách đơn giản rằng theo đó, trong một quốc gia và trong điều kiện bình thường, một đơn vị tiền tệ sẽ có khả năng mua được một đơn vị hàng hóa.
Tuy nhiên, khi xảy ra lạm phát, giá cả tăng cao và một đơn vị tiền tệ không còn đủ để mua được một đơn vị hàng hóa, mà có thể cần phải sử dụng hai hoặc ba đơn vị tiền tệ để mua được một đơn vị hàng hóa tương tự.
>> Có nên mua nhà ở xã hội khi lạm phát gia tăng để tiết kiệm chi phí hay không?
Tỷ lệ lạm phát xây dựng như thế nào?
Tỷ lệ lạm phát được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số về giá tiêu dùng, chỉ số hàng tư vật liệu sản xuất ở hai thời điểm khác nhau.
Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI) trong thời gian t được xác định như sau:
CPI | = | Chi phí để mua hàng hóa thời kì T | * | 100 |
Chi phí để mua hàng hóa kỳ cơ sở |
Ví dụ như sau để hiểu rõ hơn về chỉ số lạm phát dựa theo CPI nhé:
Ta sẽ có một giỏ hàng bao gồm quả quýt và quả cam. Ta lấy cột mốc năm 2010 làm mốc cơ sở. Định giá mỗi sản phẩm ở thời điểm đó như sau:
- Quả Quýt: 2000 VNĐ/quả.
- Quả Cam: 1000 VNĐ/quả
Lấy thời gian tiếp theo là năm 2022 và giá bán cũng đã thay đổi ít nhiều, cụ thể như sau:
- Quả Quýt: 3000 VNĐ/quả.
- Quả Cam: 1500 VNĐ/quả.
Nếu bạn quy định mua khoảng 50 quả quýt và 100 quả cao thì CPI sẽ có kết quả như sau: CPI = [(50x1500 + 100 x 3000]) / (50 x 1000 + 100 x 2000)] x 100 = 150
Lưu ý: Thời kỳ gốc của chỉ số CPI có thể được thay đổi từ 5 - 7 năm tùy theo quy định cụ thể của từng quốc giá.
Chỉ số lạm phát cũng có thể được tính từ chỉ số CPI dựa theo công thức sau:
Chỉ Số Lạm Phát Trong Thời kỳ T |
= |
100% X (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T -1) |
|||
CPI thời kỳ T - 1 |
Nếu muốn tính Tỷ lệ lạm phát của năm này so với năm trước ta có thể ứng dụng bộ công thức sau:
- Lấy vị dụ năm 2023 và năm 2022:
Tỷ Lệ Lạm Phát Năm 2023 so với năm 2022 |
= |
Chỉ giảm phát GDP năm 2023 - Chỉ số giảm phát GDP năm 2022 |
x |
100 |
||
Chỉ số giảm phát GDP năm 2022 |
Chỉ số lạm phát được tính như thế nào?
>>Lạm phát ảnh hưởng đến cập nhật lãi suất ngân hàng
Có các dạng lạm phát nào?
Sau khi hiểu rõ về lạm phát, chúng ta cần xác định được các loại lạm phát hiện nay. Dựa trên các căn cứ phân loại khác nhau sẽ có các loại lạm phát riêng.
Theo mức độ
Theo đó, lạm phát được chia thành 03 loại cơ bản như sau:
Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát cơ bản
“Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số. Đồng nghĩa là mức độ tỷ lệ lạm phát sẽ từ 1-9%”. Có thể thấy mức lạm phát này không có sự tác động tới nền kinh tế. Việt Nam đang thuộc nhóm lạm phát này.
Lạm phát phi mã hay lạm phát 2-3 con số
Khác với lạm phát cơ bản thì lạm phát này sẽ có tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số trở lên đến tối đa là 200%. Nếu dạng lạm phát này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Do đó cần có sự kiểm soát đúng đắn và kịp thời. Trong trường hợp này, đồng tiền sẽ mất giá khá nặng, lãi suất thực tế gần như luôn âm và người dân có xu hướng không muốn giữ tiền mặt. Thay vào đó, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ.
Siêu lạm phát
Đây là tình trạng lạm phát khi tỷ lệ đạt trên 200% với tốc độ tăng chóng mặt. Nếu rơi vào trạng thái lạm phát này báo hiệu nền kinh tế đang bị “chết”. Giá trị đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Những nước ở khu vực Châu Phi như: Zimbabawe là minh chứng cụ thể cho trường hợp này. Chính phủ không có giải pháp siết chặt lượng tiền tệ mà thay vào đó in tiền nhiều hơn, dẫn đến tình trạng siêu lạm phát dần xuất hiện.
>> Lạm phát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức hoàn thuế thu nhập cá nhân
Các loại lạm phát
Theo tính chất
Lạm phát kỳ vọng:
Loại lạm phát này thường bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, thường dự đoán lạm phát so với cùng kỳ trong quá khứ. Lạm phát kỳ vọng thường không có tác dụng lớn, chỉ có tác dụng điều chỉnh chi phí sản xuất.
Lạm phát ngoài dự kiến:
Loại lạm phát này không thể dự đoán được. Lạm phát ngoài dự kiến thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, các yếu tố của nền kinh tế không thay đổi ngoài dự kiến như dịch bệnh, chiến tranh,….
Lạm phát được phân loại theo tính chất
Nguyên nhân lạm phát là gì?
Để có thể kiểm soát được tình trạng lạm phát cần hiểu rõ nguyên nhân lạm phát là gì. Cụ thể theo đánh giá của các chuyên gia, lạm phát là do:
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị trường đối với một loại hàng hóa nào đó tăng lên làm cho giá cả cũng tăng theo. Đồng thời kéo theo giá cả hàng loạt mặt hàng khác “leo thang”.
Chẳng hạn, giá xăng tăng kéo theo giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng, giá phân bón tăng…
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đầu vào của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị, thuế,… Khi giá một hoặc một số yếu tố đầu vào tăng thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Kết quả là giá sản phẩm cũng sẽ tăng lên, từ đó tạo ra lạm phát.
Ví dụ: Xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra làm cho giá các mặt hàng nông sản như: Lương thực, bông; thức ăn gia súc; phân bón; kim loại công nghiệp; thép xây dựng tăng kéo theo lạm phát.
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do cầu của người tiêu dùng tăng
Xảy ra khi giá của một hàng hóa tăng sẽ dẫn đến giá của hàng hóa thay thế tăng. Do đó làm tăng lạm phát do giá của hàng hóa thay thế tăng.
Ví dụ: Khi giá dầu tăng, giá cao su nhân tạo tăng sẽ làm cho cầu về cao su thiên nhiên tăng, từ đó làm cho giá cao su thiên nhiên cũng tăng theo.
Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng dẫn đến tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn cung cấp). Khi đó sản phẩm được gom lại để xuất khẩu làm lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường trong nước giảm. cung trong nước) khiến lượng cung thấp hơn cầu. Khi cung và cầu không giữ được cân bằng sẽ gây ra tình trạng lạm phát.
Ví dụ: Do nhu cầu sản xuất dăm của thế giới tăng mạnh kéo theo nhu cầu về phốt pho tăng mạnh, từ đó làm tăng xuất khẩu phốt pho khiến giá phốt pho trong nước tăng cao.
Lạm phát do xuất nhập khẩu
Lạm phát nhập khẩu
Khi giá hàng nhập khẩu tăng (do tăng thuế nhập khẩu hoặc do giá thế giới tăng) thì giá bán mặt hàng đó trong nước sẽ phải tăng. Khi mức giá chung bị thổi phồng bởi giá nhập khẩu, lạm phát sẽ xảy ra.
Ví dụ: Giá than thế giới tăng gấp đôi vào đầu năm 2022, từ đó giá thành phẩm than nhập khẩu tăng mạnh.
Lạm phát do chính sách tiền tệ
Xảy ra khi lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế tăng rất mạnh, trong khi tổng sản lượng tăng thấp hơn nhiều, gây ra lạm phát cao.
Ví dụ: Từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 cung tiền của Việt Nam ra thị trường tăng 30%-40%, trong khi GDP chỉ tăng 5-7%/năm, từ đó khiến lạm phát năm 2011 tăng vọt. với gần 20%.
Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh và bất ổn chính trị trên thế giới, giá cả các mặt hàng thiết yếu đều tăng “chóng mặt”, chẳng hạn như xăng dầu. Điều này đã kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng khác bởi khi giá xăng dầu tăng thì chi phí để sản xuất ra các mặt hàng khác cũng tăng theo. Hơn nữa, do sự rối loạn chuỗi cung ứng trên thế giới cũng như trong nước, Việt Nam đã khiến giá vốn đồng loạt tăng, góp phần lớn vào lạm phát.
Lạm phát do chính sách tiền tệ
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam như thế nào?
Tỷ lệ lạm phát việt nam trong những năm gần đây thể hiện khá rõ nét. Theo báo cáo thống kê: Tốc độ tăng lạm phát của Việt Nam trong những năm qua từ 2010 đến 2020 có sự thay đổi lớn.
Cụ thể, từ mức tăng trưởng cố định năm 2011 đã giảm xuống ổn định ở mức 4% từ năm 2016 đến năm 2020. Năm 2016, 2018 và 2019 tốc độ tăng lạm phát lần lượt là 1,72%, 3,29% và 2,64% - đây là những con số ấn tượng. Riêng năm 2017 và 2020 con số này còn đạt 4,15% và 4,19%.
Riêng năm 2021, tỷ trọng GDP tăng khoảng 5,64%. Chỉ số giá tiêu dùng – CPI tăng 1,62% cho thấy lạm phát đang được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của đợt bùng phát thứ 4 của đại dịch covid, con số này vào cuối năm có thể rất đáng lo ngại. Nhiều chuyên gia cho rằng, trước sức ép của dịch bệnh, nhiều nơi bị phong tỏa, cô lập khiến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu tăng cao. Điều này cũng đẩy giá hàng hóa lên một mức tăng mới. Nguy cơ lạm phát ở Việt Nam là rất khó tránh.
Tình hình lạm phát Việt Nam
Cập nhật thực trạng mới nhất tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2022 - 2023
Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF) đã công bố những kết quả để đánh giá mức độ lạm phát kinh tế vĩ mô tại khuc vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu cho thấy rằng 3.9% là mức tỷ lệ lạm phát gia tăng tại Việt Nam năm 2022. Đây là con số gần như chạm ngưỡng 4% theo quy định của Nhà nước.
Ba nguyên nhân chính được xác định hình thành mức tăng trưởng khá mạnh của lạm phát tại nước ta là:
- Trước khi có sự đứt gãy chuỗi cung ứng vào giai đoạn cuối của dịch Covid 19, lượng cầu nội địa tăng đột biến ở những ngành hàng thiết yếu. Điều này dẫn đến những biến động thị trường không chỉ về mặt nhu cầu mà còn là sản xuất, chi phí và giá thành.
- Ngoài ra, những ngành hàng năng lượng thiết yếu với nguồn nguyên liệu đầu vào khá cao và được nhập khẩu từ nước ngoài khá nhiều. Chính vì thể, điều này hình thành một tỷ lệ lạm phát chuỗi cung ứng nhất định.
- Đặc biệt, giá nguyên liệu tăng cao cũng là một trong những mấu chốt quan trọng ảnh hưởng đến nỗ lực giảm lạm phát tại Việt Nam. Cụ thể, Theo số liệu của các ngành công bố cho rằng 1% mức tăng giá thành nguyên liệu thì tương ứng với 2.6% mức giá gia tăng của sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Theo số liệu trong vòng 1 năm trước đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng trung bình 0,17% mỗi tháng. Dựa trên giả định rằng tốc độ tăng trưởng này sẽ tiếp tục duy trì trong 6 tháng cuối năm, dự báo lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2023 dự kiến sẽ ở mức 1,7%. Trong khi đó, dự báo lạm phát trung bình của cả năm 2023 sẽ đạt 2,5%.
Phát triển kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến lạm phát và kinh tế Việt Nam
Lạm phát ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội như thế nào?
Lạm phát xảy ra có tác động rất lớn tới nền kinh tế bao gồm cả những tác động tiêu cực và tích cực.
Tác động tiêu cực
Tình trạng lạm phát làm cho các khoản nợ của quốc gia tăng lên nhanh chóng. Xu hướng thu gom hàng hóa ở thị trường làm cho nạn đầu cơ tích trữ xuất hiện. Do đó tác động lớn tới cung và cầu.
Tác động tích cực
Bên cạnh tiêu cực thì lạm phát cũng có ảnh hưởng tích cực. Khi tốc độ lạm phát nằm trong mức kiểm soát sẽ giúp kích thích các hoạt động tiêu dùng, ổn định việc làm; đẩy mạnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất phát triển.
Lạm phát trong mức kiểm soát có khả năng kích thích tiêu dùng, phát triển các ngành sản xuất.
Nên đầu tư gì khi lạm phát tăng?
Khi lạm phát tăng các nhà đầu tư cần biết cách điều hướng đầu tư để an toàn về tài chính. Dưới đây là một số gợi ý cho câu hỏi đầu tư gì khi lạm phát tăng.
Đầu tư vào bất động sản
Đây là một danh mục đầu tư cực kỳ tốt trong thời kỳ lạm phát cao. Giá trị bất động sản lúc này sẽ có xu hướng tăng lên. Không nhất thiết phải vội vàng mua “cục vàng miếng” mà ai cũng muốn, vẫn nên cân nhắc trước khi mua, để tránh bong bóng bất động sản.
Đầu tư bất động sản cũng là giải pháp khi tỷ lệ lạm phát gia tăng
>> Lạm phát cũng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản của các khu vực trọng điểm
Cho tiền vào ngân hàng
Tiết kiệm cũng giống như lập quỹ dự phòng: an toàn, tiện lợi, có thể rút tiền bất cứ lúc nào bạn muốn. Dù hiện nay lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng đã tăng nhưng đây vẫn không được coi là khoản đầu tư tốt trong dài hạn.
Tích trữ đầu tư vàng
Vàng là biện pháp truyền thống để chống lạm phát, vàng có giá trị bền vững theo thời gian, khi vật giá tăng thì giá vàng tăng theo.
Đầu tư vàng phải là đầu tư dài hạn, không nên run sợ trước những biến động của vàng.
Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu
Đầu tư có lãi suất cố định là trái phiếu, nó giống như tiền gửi ngân hàng, cực kỳ an toàn nhưng lợi nhuận cũng thấp mà thời gian đáo hạn lại dài (trong vòng 5 – 10 năm).
Đầu tư trái phiếu hoặc cổ phiếu khi tỷ lệ lạm phát gia tăng cũng là một phương pháp hữu hiệu.
Sản xuất đầu tư vào các mặt hàng thiết yếu
Như đã nói ở trên, trong thời kỳ lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ tăng cao nên nhà đầu tư có thể đầu tư kinh doanh những mặt hàng thiết yếu đó. Đây có thể coi là một kênh đầu tư khá an toàn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về lạm phát là gì cũng như một số các vấn đề nổi bật có liên quan đến lạm phát. Đặc biệt việc đầu tư vào loại hình nào khi lạm phát tăng đón nhận rất nhiều sự quan tâm. Do đó, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.