Phá sản là hệ quả tất yếu của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Vậy luật phá sản doanh nghiệp năm 2023 quy định như thế nào về vấn đề này? Liệu doanh nghiệp phá sản có khôi phục được hay không? Luật Phá sản hiện hành có gì đặc biệt so với các Luật Phá sản trước đây.
Cập nhật những quy định mới nhất về luật Phá sản doanh nghiệp năm 2023
Chúng ta đã nghe nhắc rất nhiều về doanh nghiệp phá sản. Thế nhưng phá sản là gì? Bản chất như thế nào? Pháp luật Phá sản quy định các nội dung gì? Pháp luật về phá sản có tác động như thế nào tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội,… Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về luật phá sản doanh nghiệp năm 2023 trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Phá sản doanh nghiệp là gì?Để hiểu rõ khái niệm phá sản doanh nghiệp là gì chúng ta cần giải thích được các thuật ngữ có liên quan sau:
Định nghĩa luật phá sản doanh nghiệp mới nhất.
Doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Phá sản doanh nghiệp là gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2023 giải thích về phá sản như sau: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Luật phá sản doanh nghiệp là gì?
Phá sản doanh nghiệp tác động như thế nào tới kinh tế, xã hội?
Phá sản doanh nghiệp tác động tới nhiều mặt từ kinh tế, xã hội,… cụ thể như sau:
Về mặt kinh tế:
Khi một doanh nghiệp có quy mô càng lớn tức là quá trình tham gia vào quá trình phân công lao động của các ngành nghề, lĩnh vực đó càng sâu rộng nên khi phá sản sẽ tác động lớn tới tình hình việc làm của người lao động. Theo đó có thể dẫn tới việc các doanh nghiệp đồng loạt phá sản – Phá sản theo dây truyền. Tuy nhiên, nó cũng là cơ sở để chọn lọc ra những doanh nghiệp có vị trí vững chắc trên thị trường.
Luật phá sản doanh nghiệp cũng không ngoại lệ những tác động đến kinh tế xã hội.
>> Lạm phát có nguy cơ ảnh hưởng đến vai trò và đặc điểm luật phá sản doanh nghiệp 2023 hay không?
Về mặt xã hội:
Phá sản làm tăng số lượng người thất nghiệp, gây sức ép cho nền kinh tế. Ngoài ra, nó ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, gây ra các tệ nạn xã hội không mong muốn.
Về mặt chính trị:
Phá sản có thể gây ra suy thoái và khủng hoảng nền kinh tế quốc gia thậm chí là khu vực. Bên cạnh đó giúp đào thải những doanh nghiệp yếu kém trên thị trường, tạo nền tảng vững chắc cho quốc gia.
Doanh nghiệp phá sản có thể tác động lên nhiều khía cạnh.
>> Tham khảo chi tiết quy trình sang tên sổ đỏ chính xác và mới nhất năm 2023.
Luật Phá sản doanh nghiệp mới nhất
Khái niệm về pháp luật về phá sản doanh nghiệp?
Pháp luật phá sản doanh nghiệp 2023 được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã và đang phát sinh trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp).
Luật Phá sản doanh nghiệp mới nhất năm bao nhiêu?
Luật phá sản doanh nghiệp mới nhất ở thời điểm hiện tại là Luật Phá sản năm 201, được Quốc hội khóa XIII ban hành. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Vai trò của Luật Phá sản doanh nghiệp
Vai trò của Luật phá sản được thể hiện ở những điểm sau đây:
+ Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đã và đang mắc nợ.
+ Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ nợ trong việc đòi nợ.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người lao động trong công ty. Pháp luật xác định các nguyên tắc, căn cứ pháp lý cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp mắc nợ với các bên liên quan.
+ Là công cụ để tổ chức lại doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và góp phần cơ cấu lại nền kinh tế.
+ Luật Phá sản giúp bảo vệ trật tự, kỷ cương trong xã hội.
Luật Phá sản doanh nghiệp quy định vấn đề gì?
Phạm vi điều chỉnh
Luật phá sản doanh nghiệp 2023 quy định về các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn phá sản, quá trình thụ lý và mở thủ tục phá sản như thế nào.
Thứ hai, quy định về cách xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản để đảm bảo phát huy đúng vai trò của pháp luật phá sản nói chung và Luật Phá sản nói riêng.
Thứ ba, quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp phá sản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thể quay lại thị trường nhanh chóng.
Thứ tư, quy định về việc tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản ra sao.
>> Những chủ doanh nghiệp phá sản có được hoàn thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng được hiểu là những chủ thể mà luật phá sản doanh nghiệp mới nhất điều chỉnh và tác động.
Theo Điều 2 của Luật Phá sản năm 2014 thì đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm: “Doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”.
Luật phá sản doanh nghiệp được áp dụng cho từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể.
Cách áp dụng Luật Phá sản
Để đảm bảo sự thống nhất thì Nhà nước ta cũng ban hành quy định riêng về cách thức áp dụng Luật Phá sản sao cho phù hợp và chính xác nhất. Căn cứ Điều 3 của Luật này về áp dụng luật phá sản như sau:
“1. Luật phá sản được áp dụng khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”
Như vậy trước tiên các quy định của pháp luật về phá sản được áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác nếu như Việt Nam có tham gia các điều ước quốc tế mà có quy định khác với Luật này thì phải áp dụng quy định của điều ước đó.
Một số nội dung cơ bản của Luật Phá sản hiện hành
Trong Luật Phá sản 2014 sẽ trình bày cụ thể và chi tiết các quy định theo một trình tự logic, bao gồm các vấn đề sau:
+ Các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật phá sản gồm có những ai?
+ Thủ tục nộp đơn, tiến trình thụ lý đơn, mở thủ tục phá sản như thế nào, hội nghị chủ nợ trong giải quyết phá sản tiến hành lúc nào, gồm những ai và quyết định như thế nào?...
+ Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp phá sản ra sao?
+ Thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi mất khả năng thanh toán trong bao lâu, trình tự thế nào,…
+ Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi nào, thời hạn thực hiện,…
>> Tham khảo các dịch vụ văn phòng công chứng tốt nhất để xúc tiến các thủ tục, giấy tờ chính xác nhất.
Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định về vấn đề gì?
Điều 8 luật phá sản 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân. Cụ thể như sau:
“Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
- a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
- b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
- c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
- d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Điều khoản của Luật phá sản doanh nghiệp 2014 là nền tảng cho các luật hiện hành
Việc xác định rõ về thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ quan quyết định việc phá sản của một doanh nghiệp, “khai tử” cho một doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi phải đúng, chính xác và công khai, minh bạch trong quá trình xử lý.
So sánh những điểm mới của Luật Phá sản hiện hành so với Luật Phá sản trước đây
So sánh với Luật Phá sản trước đây, Luật Phá sản 2014 có rất nhiều điểm mới không chỉ về một số điều luật mà còn có khá nhiều điểm mới về nội dung. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ một số điểm mới của Luật phá sản hiện hành dưới góc độ so sánh với các quy định của Luật Phá sản năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004.
Thứ tự tiến hành phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản
Đây là yếu tố đầu tiên mà chủ nợ, con nợ nào cũng đều quan tâm. Luật Phá sản 2004 không nói rõ nợ thuế và nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước sẽ được thanh toán ở thứ tự nào. Còn Luật 1993 quy định hai khoản đó không nên được thanh toán trước khi thanh toán quyền lợi cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.
Đến Luật Phá sản 2014 đã minh bạch hơn bằng việc quy định Nhà nước sẽ được thanh toán cùng hàng và cùng lúc với các chủ nợ không có bảo đảm. Ngoài ra, Luật cũng bổ sung thêm quy định trong khi giải quyết phá sản đã có một số khoản nợ phát sinh do tiến hành phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì khoản nợ đó sẽ được thanh toán sau khi giải quyết quyền lợi cho người lao động xong và phải thanh toán trước Nhà nước, trước các chủ nợ không có bảo đảm.
Thêm nữa, Luật Phá sản 2004 chỉ quy định 3 trường hợp trong thứ tự ưu tiên thanh toán còn Luật hiện hành quy định 4 trường hợp thuộc thứ tự ưu tiên thanh toán. Luật Phá sản 1993 cũng có đề cập 4 trường hợp nhưng không đề cập đến khoản thêm như trên của luật hiện hành.
Phân chia tài sản hiện hữu theo luật phá sản doanh nghiệp
Khái niệm phá sản
Luật phá sản trước đây không hề giải thích thế nào là phá sản mà chỉ tập trung giải thích về các loại chủ nợ, đại diện hợp pháp, hoặc thế nào là hợp đồng song vụ. Đến Luật Phá sản 2014 đã quy định được bao quát cả các trường hợp phá sản.
Doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán theo quy định
Luật phá sản doanh nghiệp mới nhất dùng từ “mất khả năng thanh toán” thay cho từ “doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” tại Luật Phá sản 1993 và “doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” của Luật Phá sản 2004.
Sự xuất hiện của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Đây là những từ ngữ không hề xuất hiện trong quy định của Luật Phá sản trước đây.
Xác định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền tuyên bố phá sản
Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo trình tự thủ tục rút gọn
Lần đầu tiên chúng ta đề cập đến thủ tục rút gọn trong Luật Phá sản. Thủ tục này được khẳng định trong Điều 103 Hiến pháp trước đây.
Xác định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền tuyên bố phá sản
Theo Luật Phá sản năm 1993 quy định thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân tối cao. Luật Phá sản 2004 quy định tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh của cấp huyện,…. Còn Luật Phá sản hiện hành quy định khác.
Về việc cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi bị tuyên bố phá sản
Điều 130 Luật Phá sản 2014 về cơ bản vẫn giữ nguyên những quy định cơ bản của Luật Phá sản năm 1993 và năm 2004 nhưng có chi tiết hóa và giải thích thêm những chủ thể đó đã vi phạm quy định nào chứ không đánh đồng mọi trường hợp, mọi đối tượng nêu trên.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến đặc điểm luật phá sản doanh nghiệp 2023 để quý bạn đọc tham khảo. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.