Văn phòng công chứng là nơi mà người dân có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ cần công chứng, xác thực một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Đây cũng được xem là một trong những cơ quan hành chính có thẩm quyền xác nhận thủ tục pháp lý của người dân.
Sở dĩ mà các cụm văn phòng công chứng xuất hiện nhiều tại Thành phố phía Đông, bởi vì Quận 2 nói chúng và bán đảo Thủ Thiêm nó riêng đang là “điểm nóng” của bất động sản. Dẫn đến nhu cầu xác thực các giấy tờ như sổ hồng, sổ đỏ, sổ xanh cũng tăng lên đáng kể. Bỏ túi ngay cho mình những dịch vụ văn phòng công chứng tốt nhất khu vực Quận 2 ngay nhé!
Các thủ tục hành chính và pháp lý đều cần được xác thực tại văn phòng công chứng theo quy định
Văn phòng công chứng là gì?
Khoản 5 điều 2 đã nhận định rằng văn phòng công chứng nói riêng là một tổ chức hành nghề công chứng. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Văn phòng tuân theo quy định của Luật Công chứng cũng như liên quan đến các loại hình công ty hợp danh. Văn phòng sẽ tiến hành công chứng theo quy định pháp luật.
Quy định cũng nói rõ đây là tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Văn phòng công chứng và Phòng công chứng. Bên cạnh đó, Điều 22 của Luật Công Chứng cũng đã nói về những đặc điểm của loại hình văn phòng công chứng như sau:
- Số lượng công chứng viên hợp danh phải có từ 2 người trở lên.
- Không có bất kì thành viên nào thực hiện quá trình góp vốn.
- Trụ sở văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có đầy đủ nơi làm việc cho Công Chứng viên và người lao động. Có nơi tiếp nhận các yêu cầu công chứng của người dân cũng như nơi lưu trữ đảm bảo các hồ sơ công chứng.
- Các văn phòng công chứng phải sở hữu tài khoản riêng kèm con dấu định danh và bắt buộc phải hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính bằng nguồn thu từ phí các dịch vụ công chứng hay các nguồn thu hợp pháp khác.
- Ngay sau khi có quyết định cho phép thành lập, các văn phòng công chứng có thể được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy.
- Đặc biệt tên gọi chính xác phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” đi cùng với họ tên của một Công chứng viên hợp danh được thỏa thuận chung hặc họ tên của Trưởng Văn phòng.
Mặt khác, khoản 1 Điều 2 của Luật Công chứng năm 2014 quy định như sau:
“1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”
>> Tham khảo thêm: Dự án Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm
Thực hiện công chứng thủ tục tại Văn phòng công chứng có nên hay không?
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Phòng và Văn phòng công chứng chính là chủ sở hữu vốn, tên gọi và nguồn gốc thành lập. Một mô hình hoạt động như một sự nghiệp độc lập, trong khi đó mô hình còn lại được xem như công ty hợp danh.
Ngoài ra các nhiệm vụ và chức năng đối với yêu cầu của người dân là như nhau. Cả hai hình thức đều phải thực hiện quá trình công chứng - chứng nhận để đảm bảo yếu tố xác thực, hợp pháp lí của tất cả hợp đồng hoặc các giao dịch dân sự.
Không những thế Văn phòng công chứng và Phòng công chứng đều mang đến giá trị pháp lý như nhau cho từng loại thủ tục riêng biệt.
Văn phòng công chứng cung cấp rất nhiều dịch vụ để giúp người dân giải quyết các khó khăn đối với các thủ tục pháp lý
Các loại thủ tục được thực hiện tại văn phòng công chứng
Trong Chương V của Luật Công chứng cũng đã nêu rất rõ những loại giấy tờ hợp pháp để thực hiện tại văn phòng công chứng. Cụ thể như sau:
- Các hợp đồng giao dịch đã được soạn thảo đầy đủ.
- Các loại hợp đồng được soạn thảo bởi Công chứng viên dựa trên đề nghị của người có nhu cầu đi công chứng.
- Công chứng các bản dịch hoặc các văn bằng giáo dục liên quan.
- Các hợp đồng ủy quyền và thế chấp bất động sản.
- Di chúc.
- Các loại hình văn bản khai nhận, phân chia và từ chối nhận di sản.
Mức giá dịch vụ chung tại Văn phòng công chứng
Thông tư 257/2016/TT-BTC đã liệt kê chi tiết các loại chi phí của hồ sơ công chứng gồm:
Mức phí công chứng được tính theo giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch tương ứng:
Giá trị hợp đồng và tài sản giao dịch |
Mức thu (VNĐ/ trường hợp) |
Giá trị dưới 50 triệu đồng |
50.000 đồng |
Giá trị từ 50 - 100 triệu đồng |
100.000 đồng |
Giá trị từ 1 - 3 tỷ đồng |
1 triệu đồng đi cùng với 0.06% phần giá trị khi vượt quá 1 tỷ đồng. |
Giá trị giao động từ 3 - 5 tỷ đồng |
2.2 triệu đồng đi cùng với 0.05% của phần giá trị nếu vượt quá 3 tỷ đồng |
Giá trị từ 5 - 10 tỷ đồng |
3.2 triệu đồng cùng 0.04% của phần giá trị vượt quá 5 tỷ đồng |
Giá trị từ 10 - 100 tỷ đồng |
5.2 triệu đồng cùng 0.03% của phần giá trị nếu vượt quá 10 tỷ đồng |
Giá trị trên 100 tỷ đồng |
Mức giá 32.2 triệu đồng cùng với 0,02% của phần giá trị vượt quá 100 tỷ đồng (đặc biệt, 70 triệu đồng là mức tối đa cho một trường hợp) |
Mức phí công chứng tính theo các loại hình giấy tờ. Cụ thể như sau:
Loại việc |
Mức thu |
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp (sổ xanh) |
40.000VNĐ |
Hợp đồng bảo lãnh người thân |
100.000VNĐ |
Hợp đồng ủy quyền tài sản |
50.000VNĐ |
Giấy ủy quyền tài sản |
20.000VNĐ |
Các quy trình sửa đổi bổ sung hợp đồng giao dịch không ảnh hưởng đến giá trị tài sản hoặc hợp đồng, giao dịch khác |
40.000VNĐ |
Hủy bỏ chức năng của các hợp đồng và giao dịch vô giá trị |
25.000VNĐ |
Di chúc |
50.000VNĐ |
Văn bản từ chối, khai nhận và phân chia di sản |
20.000VNĐ |
Hợp đồng giao dịch khác |
40.000VNĐ |
Mức phí tại Văn phòng công chứng đối với dịch vụ chứng thực giấy tờ, tài liệu:
Nội dung |
Mức thu |
Bản sao y từ bản chính |
|
Phí chứng thực đối với chữ ký |
10.000 đồng/ trường hợp |
Văn phòng công chứng cũng được xem là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chứng thực các loại hình hồ sơ
Thủ tục công chứng ở văn phòng công chứng quận 2 thế nào?
Quy trình thực hiện thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng quận 2 tuân thủ pháp luật. Trình tự này được quy định cụ thể tại mục 1 chương V Luật Công chứng năm 2014 cụ thể là Điều 40, 41. Theo đó, quy trình công chứng có thể được phân chia thành các bước sau:
Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Tiếp nhận yêu cầu công chứng là bước đầu tiên mà văn phòng công chứng đất đai quận 2 thực hiện. Đây là vô cùng quan trọng trong hoạt động công chứng. Tiếp nhận yêu cầu là cơ sở để có thể thực hiện các bước tiếp theo nhanh chóng, thuận lợi.
Ở bước này, Công chứng viên trao đổi thông tin với người yêu cầu để làm rõ được 03 vấn đề:
- Ý chí chủ quan của các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch thế nào. Điều này giúp xác định: Yêu cầu công chứng, loại hợp đồng giao dịch các bên đề nghị công chứng.
- Việc yêu cầu công chứng có thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng không.
- Nội dung yêu cầu có bảo đảm không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội không.
Người dân có thể thực hiện các yêu cầu pháp lý đối với các giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại văn phòng công chứng
Sau khi làm rõ các vấn đề trên, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu chuẩn bị hồ sơ. Các giấy tờ cần có trong hồ sơ yêu cầu công chứng quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng. Theo đó, các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu văn phòng công chứng quận 2 công chứng gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Bản sao các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân,… của người yêu cầu;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền hoặc bản sao giấy tờ thay thế đối với tài sản phải đăng ký quyền.
- Giấy tờ khác liên quan đến giao dịch, hợp đồng (bản sao).
Nghiên cứu, xử lý hồ sơ
Ở bước này Công chứng viên của Văn phòng công chứng đất đai quận 2 sẽ thực hiện các công việc:
- Kiểm tra và tiến hành xem xét các giấy tờ, tài liệu người yêu cầu công chứng cung cấp. Mục đích xác định tính chính xác và đủ của giấy tờ được cung cấp.
- Nghiên cứu hồ sơ
- Soạn thảo và tự kiểm tra lại dự thảo hợp đồng do mình soạn.
>> Tham khảo thêm những sai lầm khách hàng hay mắc phải với các thủ tục công chứng khi mua nhà
Văn phòng công chứng là nơi mà người dân có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ cần công chứng, xác thực một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Ký công chứng
Sau khi hoàn thành việc soạn thảo, Công chứng viên cung cấp dự thảo cho các bên đọc. Trường hợp họ không đọc được thì Công chứng viên đọc cho họ nghe. Mục đích để các bên đều nắm rõ nội dung trong hợp đồng, văn bản. Sau đó, Công chứng viên hướng dẫn ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Tiếp theo, Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ đã nộp để đối chiếu. Công chứng viên ghi lời chứng của mình. Đồng thời công chứng viên ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Hoàn tất thủ tục công chứng
Để hoàn tất thủ tục công chứng thì văn phòng công chứng cần thực hiện các bước:
- Thu các khoản phí như phí công chứng, phí soạn thảo,…Bên cạnh đó là các khoản thù lao, chi phí khác theo quy định.
- Đóng dấu, phát hành văn bản công chứng cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Thực hiện các công việc để lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định.
Danh sách văn phòng công chứng quận 2 mới nhất
Theo cập nhật mới nhất, văn phòng công chứng quận 2 gồm các văn phòng sau:
-
Văn phòng công chứng Thủ Thiêm
Văn phòng công chứng thủ thiêm quận 2 là một trong những văn phòng có “tiếng” nhất tại Quận 2. Địa chỉ của Văn phòng tại: Số 158 đường Trần Não, phường Bình An, Quận 2, thành phố Thủ Đức. Văn phòng do công chứng viên Nguyễn Thị Thanh Hà là người đại diện theo pháp luật. Thêm nữa, Văn phòng được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 23/01/2012.
>> Tham khảo thêm: Dự án Swiss-Belresidences Upper East Saigon
Văn phòng công chứng Thủ Thiêm là một trong những địa điểm đáng tin cậy tại khu vực Quận 2.
-
Văn phòng công chứng Thủ Đức
Văn phòng công chứng Thủ Đức do Đặng Toại Tâm là người đại diện theo pháp luật. Ngày cấp phép hoạt động của Văn phòng là ngày 12/08/2009. Văn phòng tọa lạc tại: Số 280A19 đường Lương Định Của, phường An Phú, Quận 2,thành phố Thủ Đức.
-
Văn phòng công chứng Lê Văn Dũng
Văn phòng công chứng Lê Văn Dũng được cấp phép hoạt động kể từ ngày 06/01/2007. Công chứng viên Lê Văn Dũng là người đại diện cho Văn phòng. Địa chỉ của văn phòng công chứng quận 2 - Văn phòng Lê Văn Dũng nằm tại: Số 112 đường Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, thành phố Thủ Đức.
Văn phòng công chứng Lê Văn Dũng đã và đang gầy dựng được uy tín tại khu vực phía Đông Thành phố.
-
Văn phòng công chứng Lê Văn Sơn
Cuối cùng là Văn phòng công chứng Lê Văn Sơn. Văn phòng tọa tại: Số 754 đường Nguyễn Duy Trinh, KP3, phường Bình Trưng Đông, Quận 2, thành phố Thủ Đức. Người đại diện của Văn phòng là công chứng viên Lò Văn Ngư. Đây là văn phòng có thời gian thành lập trẻ nhất, ngày 13/11/2018.
Lịch làm việc của các văn phòng công chứng quận 2
Thông thường các văn phòng công chứng đất đai quận 2 làm việc theo giờ hành chính. Lịch làm việc của các Văn phòng như sau:
-
Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng từ 8h00 đến 12h00; buổi chiều từ 13h30 đến 17h30.
-
Ngày thứ 7: Từ 8h00 đến 12h00. Tuy nhiên cũng có một số văn phòng công chứng nghỉ thứ 7.
-
Chủ nhật: Tất cả các Văn phòng công chứng đều nghỉ.
Tuy nhiên, các Văn phòng công chứng quận 2 cũng có ký ngoài giờ, ký tại hoặc ngoài trụ sở
>> Tham khảo thêm thủ tục pháp lý: Dự án The Empire City
Văn phòng công chứng sẽ nghiên cứu hồ sơ và xử lý từng loại hồ sơ theo quy định của Luật Công Chứng